• Trang Chủ
  • ÂM THANH WORSHIP

ÂM THANH WORSHIP

Đền thờ Giêrusalem trên trời

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về đền thờ Giêrusalem trên trời

(Galati 4:22~26) Vì có chép rằng Áp-ra-ham có hai con trai: Một là con của người nữ tôi mọi, một là con của người nữ tự chủ. Nhưng con của người nữ tôi mọi sanh ra theo xác thịt, con của người nữ tự chủ sanh ra theo lời hứa. Cả điều đó có một nghĩa bóng: Hai người nữ đó tức là hai lời giao ước, một là lời giao ước tại núi Si-na-i, sanh con ra để làm tôi mọi, ấy là nàng A-ga. Vả, A-ga, ấy là núi Si-na-i, trong xứ A-ra-bi; khác nào như thành Giê-ru-sa-lem bây giờ, thành đó với con cái mình đều làm tôi mọi. Nhưng thành Giê-ru-sa-lem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
Người nào đọc đoạn này lần đầu tiên thì không thể hiểu được ý nghĩa.
Tôi sẽ cho bạn biết về một người đàn bà trong Sáng thế ký. Khoảng 4000 năm hoặc 3900 trước đây. Vào thời kỳ Áp-ra-ham sinh sống, ông được coi là cha đẻ của đức tin đã được Đức Chúa Trời kêu gọi ra khỏi U-rơ vùng đất Charan. Mặc dù đã ngoài 90 tuổi nhưng chưa có con trai. Trong khi đó vợ ông hơn 80 tuổi nhưng lại son sẻ. Lúc này ông quyết định chọn một người hầu tên là Ê-li-ê-sê để nối dõi. Và chúng ta có thể thấy trong Sáng thế ký chương 15, Đức Chúa Trời hiện ra trước mặt Áp-ra-ham. Trước đó, Áp-ra-ham đã gặp Mên-chi-xê-đéc là vua của Salem.
Mên-chi-xê-đéc vua Salem là vua của sự công bình, ( ) người biểu tượng cho Đức Chúa Giêsu đã chúc phước cho Áp-ra-ham bằng rượu người mà Áp-ra-ham đã dâng cho một phần mười. Đức Chúa Trời xuất hiện lúc Áp-ra-ham nửa tỉnh nửa mơ và gọi: Áp-ra-ham, Áp-ra-ham và phán bảo: ta là thuận đỡ của ngươi và phần thưởng của ngươi sẽ lớn lắm. Áp-ra-ham trả lời, do Chúa cho tôi không con nên Ê-li-ê-sê là kẻ tôi tớ sẽ nối nghiệp tôi. Chúa phán rằng, kẻ đó chẳng phải là người kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra sẽ là người kế nghiệp ngươi. Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. Áp-ra-ham tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người.
Bấy giờ Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham một đứa con trai. Áp-ra-ham đến cùng vợ mình và nói Chúa đã hứa ban cho cho người một đứa con trai. Trong khi Sa-ra vợ người đã ngoài tuổi để có con và đã mãn kinh. Sa-ra nghĩ rằng mình đã quá già và sẽ đưa con đòi cho chồng mình để ăn ở cùng thì do nơi người nữ này mà có một con trai.
Nhưng Sa-ra cho rằng ( ) mình là người chủ nhưng không may lại không thể sinh con nên đã phải chịu đau đớn và khóc vì điều đó. Và Áp-ra-ham phải làm gì để có một đứa con trai trong khi ông đã ngoài 90 tuổi. Sau đó Đức Chúa Trời hiện đến cùng Áp-ra-ham và nói rằng mặc dù Ích-ma-ên là con ruột ngươi do Aga sinh ra sẽ không được kế nghiệp nhưng đứa con trai sanh bởi Sa-ra mới được kế nghiệp.
Họ không thể tin vào được điều này vì Sa-ra không thể có con. ( )Nhưng Chúa lại phán người sẽ sanh một con trai trong khi bà lúc đó đã ngoài 80 tuổi vì ngoài 60 tuổi ( )thì không thể có con. ( ) Nhưng 14 năm sau mới có một đứa con thì lúc đó quá già rồi và không thể có con. Giờ chúng ta đang nói về hai đứa con của hai người vợ trong cùng một gia đình. Đây là những điều được nói tới cho người Galati.
Đây là điều xẩy ra trong gia đình Áp-ra-ham. Sa-ra sinh một đứa con trai thứ và bị người con đòi coi thường. Bà yêu cầu chồng mình phải đuổi người nữ tôi mọi vì người và con trai người chẳng thể nhận được quyền kế nghiệp. Và điều này làm cho Áp-ra-ham phải đau lòng! Dù Sa-ra là người vợ tự chủ, điều tôi nói ở đây là về hai người con trai phần xác một được sanh bởi Sa-ra người còn lại sanh bởi con đòi Aga. Nhưng Đức Chúa Trời đã hiện đến cùng Áp-ra-ham trong khi người đang lo lắng về người kế nghiệp và phán bảo hãy nghe theo lời Sa-ra nói. Nên Áp-ra-ham phải đuổi người con đòi và con trai đi với một túi bánh mì và bao da đựng nước trên lưng. Điều này dường như rất ghẻ lạnh và một ai đó có thể cho rằng làm sao Áp-ra-ham có thể làm điều như vậy được. Tuy nhiên việc Áp-ra-ham làm đã trở thành một lời tiên tri. Bây giờ kinh thánh chép về hai người nữ nghĩa là hai lời tiên tri. Khi nào thì hai lời tiên tri này xẩy đến với chúng ta? Đức Chúa Giêsu ra đời sau Áp-ra-ham 2000 năm. Trong suốt thời gian này thì Áp-ra-ham đã chết cùng hai người nữ là Sa-ra và Aga và họ đều được chôn ở đất.
Tại sao câu chuyện này được nhắc tới ở đây? Và điều gì trong câu chuyện về gia đình Áp-ra-ham sẽ trở nên lời tiên tri xẩy đến trong tương lai. Đó là Aga và Ích-ma-ên là biểu tượng cho người dân Y-sơ-ra-ên phần xác ở Trung Đông và thành Giê-ru-sa-lem dưới đất. Còn về Sa-ra là người vợ tự chủ của Áp-ra-ham và con cái người được kể là những ngôi sao trên trời biểu tượng cho Y-sác, là đứa con trai được sinh sau 14 năm. Dòng dõi được biểu tượng ở đây chính là Y-sác.
Tại sao câu chuyện này được nhắc tới ở đây? Và điều gì trong câu chuyện về gia đình Áp-ra-ham sẽ trở nên lời tiên tri xẩy đến trong tương lai. Đó là Aga và Ích-ma-ên là biểu tượng cho người dân Y-sơ-ra-ên phần xác ở Trung Đông và thành Giê-ru-sa-lem dưới đất. Còn về Sa-ra là người vợ tự chủ của Áp-ra-ham và con cái người được kể là những ngôi sao trên trời biểu tượng cho Y-sác, là đứa con trai được sinh sau 14 năm. Dòng dõi được biểu tượng ở đây chính là Y-sác.
Về 14 năm nhắc tới ở đây là chỉ về việc hơn 1400 năm sau xuất hiện Đức Chúa Giêsu là người biểu tượng cho Y-sac sẽ được sanh ra. Và chúng ta có thể biết được rằng Aga và Ích-ma-ên biểu tượng cho thành Giê-ru-sa-lem dưới đất và dân Y-sơ-ra-ên phần xác còn Sa-ra và Y-sac biểu tượng cho thành Giê-ru-sa-lem trên trời và Giao ước mới.
Dựa vào câu kinh thánh: Nhưng thành Giê-ru-sa-lem trên cao là tự do và ấy là mẹ chúng ta, mà Um Sooin giải thích rằng Sa-ra trở nên Giê-ru-sa-lem sau khi cô ta về và đang sống trên nước thiên đàng và cũng chính cô ta sẽ xuống trái đất và sống với tư cách là Giê-ru-sa-lem.
(Khải Huyền 21:1-2) Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa. Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình.
Um Sooin giải thích rằng Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời xuống chính là cô ta. Vì căn cứ vào câu kinh thánh: nhưng thành Giê-ru-sa-lem trên cao là tự do và ấy là mẹ chúng ta, và Giê-ru-sa-lem từ trên trên cao đã xuống trái đất và sinh ra con của cô ấy.
Cho dù những điều cô ta nói là đúng thì chúng ta phải làm gì với những người xuất hiện trước cô ta đến. Chúng ta sẽ trục xuất họ hoặc làm cách nào khác. Điều này thật vô lý. Vì thời điểm Giê-ru-sa-lem từ trên trời xuống phải xẩy đến sau thời kỳ của Khải Huyền chương 20 tức là sau khi xẩy ra tận thế và bước vào một nghìn năm trị vì. Hơn nữa chúng ta hãy xem ghi chép về kích thước của Giê-ru-sa-lem như thế nào ?
(Khải Huyền 21:16) Thành làm kiểu vuông và bề dài cùng bề ngang bằng nhau. Thiên sứ đo thành bằng cây sậy: Thành được một vạn hai ngàn ếch-ta-đơ; bề dài, bề ngang, và bề cao cũng bằng nhau.
Vậy kích thước của 12 ngàn ếch-ta-đơ là như thế nào? Cả Bắc Hàn và Nam Hàn tổng cộng 220.923 kilômét vuông trong khi đó kích thước của Giê-ru-sa-lem là 3600.000 kilômét vuông. Vậy cuối cùng Giê-ru-sa-lem từ trên xuống mà có kích thước lớn hơn cả Nam và Bắc Hàn cộng lại sẽ ra sao. Và một số người nghi ngờ điều này thực sự xẩy ra. Nếu nó không xẩy đến thì tại sao kinh thánh lại ghi chép như vậy? Mục đích là gì? Nó không chỉ là để loài người nhầm lẫn.
Như vậy lời nói của Đức Chúa Trời có thật là đã sai hay sao ( ). Vậy tại sao lại như vậy? ( )
Khi chúng ta vẽ một bản đồ của Nam Hàn và Bắc Hàn rồi so sánh với diện tích ở trên thì có thể hình dung được bao nhiêu người có thể sống ở đó. Theo Hơ-bơ-rơ 12:22 chúng ta cũng có thể biết được có bao nhiêu người được tập hợp. Chúng ta hãy hình dùng nó rộng lớn hay là không.
(Hê-bơ-rơ 12:22-24) Nhưng anh em đã tới gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại, gần Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời, gần Đức Chúa Trời, là quan án của mọi người, gần các linh hồn người nghĩa được vẹn lành, gần Đức Chúa Jêsus, là Đấng trung bảo của giao ước mới, và gần huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của A-bên vậy.
Một phần 144,000 người cùng vô số thiên sử nhóm họp tại thành của Đức Chúa Trời hằng sống vây quanh Ngai của Đức Chúa Trời, bạn có thể tưởng tưởng được nơi đó phải lớn thế nào so với một tòa nhà hội thánh là nơi tập hợp vô số các thiên sứ và con trưởng, và lớn hơn hàng vạn lần diện tích hội thánh của chúng ta là một phần rất nhỏ của hội thánh các con trưởng.
Đức Chúa Trời là đấng phán xét cùng những linh hồn người nghĩa vẹn lành đã chịu khổ và chịu chết bởi sự khó khăn và bắt bớ. Để tập hợp những linh hồn người nghĩa vẹn lành đông như cát bờ biển thì Giê-ru-sa-lem phải lớn hơn Hàn Quốc nhiều lần. ( ) Nhưng 144000 thánh đồ sẻ ở đó ( ). Họ cùng với vô số thiên sứ trên trời cùng các con trưởng đều ở đó. Đại hội con trưởng được tổ chức hàng năm và sẽ được tập hợp. Ở Hàn Quốc có một tòa nhà rất rộng ở quảng trường Yeouido. Đó là gì? Nó là tòa nhà Quốc hội nơi các luật sư làm việc.
Khi họ gặp mặt ở đại hội Con trưởng tại Giê-ru-sa-lem trên trời, nó là nơi như thế nào? Là nơi thật rộng lớn phải không? Giống như: chúng ta vào nơi mà chính Đức Chúa Giêsu đã đi vào.
(Hê-bơ-rơ: 9:11-12) Nhưng Đấng Christ đã hiện đến, làm thầy tế lễ thượng phẩm của những sự tốt lành sau nầy; Ngài đã vượt qua đền tạm lớn hơn và trọn vẹn hơn, không phải tay người dựng ra, nghĩa là không thuộc về đời nầy; Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời.
Về đền tạm này là nơi thế nào? Với tư cách thầy tế lễ thượng phẩm với đền tạm lớn hơn và trọn vẹn hơn không phải bởi tay người làm ra. Không dùng huyết của dê đực và bò con mà dùng chính huyết mình để đi vào nơi rất thánh một lần thì đủ cả để chúng ta được sự chuộc tội đời đời.
(Hơ-bơ-rơ 8:1-2) Đại ý điều chúng ta mới nói đó, là chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm, ngồi bên hữu ngai của Đấng tôn nghiêm trong các từng trời, làm chức việc nơi thánh và đền tạm thật, bởi Chúa dựng lên, không phải bởi một người nào.
Chúng ta có thể thấy được đền tạm lớn do Chúa dựng lớn như thế nào so với bất cứ một đền tạm nào được dựng trên đất này, là những thứ được xây dựng nên chỉ là hình bóng? Một số nơi được dựng nên chỉ là hình bóng của sự trên trời mà thôi.
Nhưng thành Giê-ru-sa-lem ở Trung Đông nơi có độ lớn hạn chế mà chúng ta có thể thấy được thì làm sao có thể so sánh được với Giê-ru-sa-lem thực thể? Bạn có thể nói nhiều cách khác nhau về điều này nhưng đang cố gắng tạo ra một sự bào chữa cho một điều giả dối. Một số nói họ nghe được tiếng từ trên trời là nơi có Ngôi của Đức Chúa Trời và đất là bệ chân Ngài. Tại sao có những điều này?
(Ê-sai 66:1) Đức Giê-hô-va phán như vầy: Trời là ngai ta, đất là bệ chân ta. Các ngươi sẽ xây nhà thể nào cho ta? Các ngươi sẽ lấy nơi nào làm chỗ nghỉ ngơi cho ta?
Bởi vì nó được biết rằng Chúa không có nhà, vì trời là Ngôi Ngài và đất là bệ chân Ngài, họ nghĩ rằng không một nơi nào chứa nổi Ngài và kể cả vũ trụ rộng lớn này. Vậy tại sao kinh thánh nhắc đến điều này? Mục đích làm gì?
Một trong bảy chấp sự bị ném đá đã chết vì điều này. Tại sao Ê- tiên lại nhắc đến điều này trong kinh thánh. Chúng ta cùng xem.
(Công vụ các sứ đồ 7: 47-50) Kế đó, vua Sa-lô-môn cất cho Chúa một cái nhà. Nhưng Đấng Rất Cao chẳng ở trong nhà bởi tay người ta làm ra, như đấng tiên tri đã nói: Chúa phán: Trời là ngai ta, Đất là bệ chân ta. Nào có nhà nào các ngươi cất cho ta, Có nơi nào cho ta yên nghỉ chăng? Há chẳng phải tay ta đã dựng nên mọi vật nầy chăng?
Ê-tiên đã làm chứng điều này một cách mạnh mẽ trước người Pharisi về điều này. Nó có nghĩa gì? Đức Chúa Giêsu đã hi sinh trên thập tự giá, cái màn của nơi thánh bị xé làm hai. Là nơi nằm giữa nơi thánh và nơi rất thánh. Làm cho mọi người có thể dạn dĩ vào nơi rất thành với huyết của Đức Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa nơi thánh dưới đất bị phá hủy và chuyển tới đền thánh trên trời.
Vậy sự rộng lớn của thành thành Giê-ru-sa-lem tâm linh được Đức Chúa Giêsu dựng nên so với đền thánh do loài người dựng nên? Ý của ông ấy ở đây là Chúa không ở nơi mà loài người dựng nên. Điều này được viết ở: Trời là ngai ta, đất là bệ chân ta. Các ngươi sẽ xây nhà thể nào cho ta? Các ngươi sẽ lấy nơi nào làm chỗ nghỉ ngơi cho ta?
(Công vụ các sứ đồ 17:24) Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu.
Giáo hội Trưởng Lão, nhà thờ Tin Lành và nhà thờ Công giáo xây dựng những ngôi đền thật lớn và mời gọi Chúa ngự ở trong nhưng chúng ta biết rằng Chúa sẽ chẳng ngự ở đền thờ mà loài người dựng nên. Nếu Ngài không ngự ở trong đền thờ loài người dựng nên thì Ngài ở đâu? Ngài ở trên thiên đàng như chép trong sách Hơ-bơ-rơ.
(Ê-sai 65:17) Ta sẽ dựng trời mới đất mới; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa.
Trời mới và đất mới được nhắc đến đây là đâu? Chúng ta có thể xem trong II Phiero 3:13 hoặc Khải Huyền chương 21.
(Khải Huyền 21:1-4) Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa. Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: Này, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.
Đức Chúa Trời sẽ làm như vậy.
(Ê-sai 65: 17-19) Ta sẽ dựng trời mới đất mới; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa. Thà các ngươi hãy mừng rỡ và vui vẻ đời đời trong sự ta dựng nên. Thật, ta dựng nên Giê-ru-sa-lem cho sự vui, và dân nó cho sự mừng rỡ. Ta sẽ vui vì Giê-ru-sa-lem, ta sẽ mừng vì dân ta; tại đó sẽ chẳng còn nghe tiếng khóc lóc kêu la nữa.
Nó chép rằng Ngài dựng Giê-ru-sa-lem. Có phải ngài đã dựng nên Giê-ru-sa-lem? Chính Chúa dựng nên.
Nó chép rằng trời là Ngôi Ngài và đất là bệ chân Ngài nghĩa là Ngài không ngự tại nơi mà loài người dựng nên. Chúng ta hãy cùng xem bản dịch mới:
(Ê-sai 65:17-19) Ta sẽ dựng nên trời mới và đất mới, những việc đã qua sẽ không còn nhắc đến và nhớ đền nữa. Hãy vui vẻ và mừng rỡ về những sự ta dựng nên, ta sẽ dựng nên Giê-ru-sa-lem trong sự vui mưng và dân nó sẽ mừng rỡ. Ta sẽ vui mừng vì Giê-ru-sa-lem và vui mừng vì dân ta. Không còn tiếng kêu ca và khóc lóc nữa.
Có phải được chép rằng không có tiếng kêu la khóc lóc nữa hay không? Và Khải Huyền chương 21 đã chép ra sao?
(Khải Huyền 21: 4) Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.
Cả Khải Huyền chương 21 và Ê-sai 65: 17-19 đều đề cập đến cùng một điều. Chúa sẽ dựng nên Giê-ru-sa-lem không phải cho Ngài cho toàn thể vũ trụ nơi có Ngôi Ngài mà dàng cho 144,000 thánh đồ được cứu rỗi.
Đối với mọi nơi bạn đi trên thế giới nó có thể lớn hơn cả Hàn Quốc, một số người nghĩ rằng nó vô danh, một cái gì giống như thành phố vô hình. Một thành phố vô hình là gì? Đó là một nơi không có thật. Về Vương quốc Nước thiên đàng cũng vậy theo một số người ( ). Mặc dù không có gì ( ), chúng ta lại đưa ra một sự vô ích như vậy ( )? Chúng ta sẽ làm gì với một người nữ? Một số người nói về người nữ như vậy ( ). Vậy bây giờ Đức Chúa Giêsu nói rằng:
(Giăng 14: 1-2) Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ.
Bạn có biết câu này nghĩa là gì không? bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Chúng ta xem tiếp về điều này:
(Giăng 14:3) Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.
Ở đây, Đức Chúa Giêsu đã rời xa các môn dồ của Ngài. Nó giống như việc người mẹ nhìn những đứa con khóc lóc trước khi mẹ rời xa. Ngài đã nói với họ với sự an ủi: nếu ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ ta cũng sẽ trở lại đưa các ngươi đi với ta, nên hãy đợi. Chúng ta hãy xem một câu khác.
Giăng 14:2: trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở. bằng chẳng vậy ta đã nói cho các ngươi rồi.
(Giăng 14:2) Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở, ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ, ta đã nói cho các ngươi về điều này.
Mặt khác, nó có nghĩa: Ngài chẳng thể nào nói dối họ về một nơi mà họ không ở đó?
Ngài nói: ta đã nói cho các ngươi, nghĩa là nếu không có nơi như vậy cho họ thì Ngài đã không nói đến. Hoặc có nghĩa là Ngài đang phán rất rõ ràng về điều này hay sao. Và ngài đã cho biết về điều đó. Um Sooin nói bà ta chính là Giê-ru-sa-lem từ trên trời xuống và nơi bạn thuộc về nơi đó theo tuyên bố của bà ta hay sao? Tôi khẩn thiết mong bạn không bị cám dỗ ( ) bởi những lời nói ngông cuồng như vậy.
Amen.

OFFICIAL CHANNEL